Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

13:38 - 05/05/2024

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng, giá tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk 'nóng' lên từng ngày
Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD
Huyện biên giới ở Lai Châu gặt “trái ngọt” nhờ xây dựng nông thôn mới
Giá cà phê tăng phiên thứ tư liên tiếp, xác lập kỷ lục mới tại Đắk Nông
FTA Việt Nam - Mercosur khởi động đàm phán: Kỳ vọng cho XK cá tra sang Brazil
Các nhà nghiên cứu trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng (thủy canh) tại nhà kính ở địa khu Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Các nhà nghiên cứu trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng (thủy canh) tại nhà kính ở địa khu Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Một nhóm các nhà khoa học từ Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc gần đây tuyên bố đã trồng trồng thử nghiệm thành công trong nhà kính một giống lúa chỉ trong 60 ngày ở rìa sa mạc Taklimakan thuộc địa khu Hòa Điền, phía nam Tân Cương. 

Bên trong các cơ sở, cây lúa được trồng trong dung dịch dinh dưỡng (thủy canh) trên kệ, nhằm giúp tiết kiệm diện tích. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được sử dụng để giúp cây lúa phát triển không ngừng.

"Hòa Điền có sa mạc rộng lớn, ánh sáng mặt trời và nguồn nhiệt tốt. Đây là nơi lý tưởng để tiến hành nghiên cứu nông nghiệp bằng cách sử dụng đất bỏ hoang", Dương Kỳ Xương, nhà khoa học từ Viện Nông nghiệp Đô thị ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, người đứng đầu dự án cho biết.

Ông Dương bắt đầu nghiên cứu về việc tăng tốc độ sinh trưởng của cây lúa từ năm 2016. Đến năm 2021, ông Dương và các đồng nghiệp đã tìm cách rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây lúa trong môi trường phòng thí nghiệm ở Thành Đô, bằng cách điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ carbon dioxide và phân bón.

Vương Sâm, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc tham gia dự án, cho biết việc xây dựng môi trường nhân tạo ở Thành Đô rất tốn kém do chi phí năng lượng khổng lồ cho việc mô phỏng các điều kiện cần thiết để cây trồng phát triển như ánh sáng mặt trời và khí hậu ấm áp, cũng như chi phí xây dựng nhà kính đắt đỏ tại đô thị sầm uất ở Tây Nam Trung Quốc, nơi đất đai có hạn.

"Chi phí xây dựng nhà kính ở Hòa Điền rẻ hơn nhiều so với nhiều vùng khác của Trung Quốc vì có nhiều đất hoang", ông nói.

Điều đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu chuyển cơ sở đến các sa mạc rộng lớn ở Tân Cương. Ánh sáng mặt trời dồi dào và chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm ở Tân Cương cũng thúc đẩy cây trồng sinh trưởng và giúp giảm chi phí năng lượng cần thiết để mô phỏng các điều kiện như vậy.

Sau 2 năm thử nghiệm và gặp nhiều thất bại, các nhà khoa học Trung Quốc cuối cùng cũng đã tìm ra cách tăng tốc độ sinh trưởng của cây lúa trên sa mạc.

Ông Vương cho biết các đồng nghiệp của ông hiện đang cân nhắc về việc sử dụng công nghệ tương tự để tăng tốc độ sinh trưởng của các loại cây trồng khác, như khoai tây, ngô, lúa mì, cải dầu, bông và linh lăng.