Vai trò của nguyên tố vi lượng Boron với cây trồng
13:12 - 21/05/2022
Boron là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, cần thiết với cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy gần 80% tổng lượng đất nghèo Boron.
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Tầm quan trọng của Boron với cây trồng
- Bo ảnh hưởng đến hấp thụ và sử dụng Canxi, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo xúc tiến quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy mạnh việc hút Ca của cây, tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây.
- Bo liên quan đến quá trình tổng hợp Protein, Lipid, làm tăng hàm lượng đường và các Vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa thối rữa, giúp bảo quản nông sản lâu hơn.
- Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid
- Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, và tăng trưởng của ống phấn, rất cấn cho sự hình thành tế bào và hạt giống. Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và giúp giảm rụng hoa, trái non.
- Bo có ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, chuyển hóa N thành P, tăng số lượng cụm hoa trong các loại đậu, tăng sự hút nước của các cây họ đậu.
- Bo có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây: chịu lạnh, chịu nóng, chịu hạn.
- Ngưỡng giới hạn Bo tối ưu và mức gây độc của Bo ở cây trồng rất thấp. Do đó cần cẩn trọng trong việc bón phân hóa học để bổ sung B.
Boron trong cây trồng
- Những trường hợp dưới đây là nguyên nhân gây thiếu Boron trong đất:
- Đất có kết cấu thô, đất thoát nước tốt như đất dốc, đất cát, đất có hàm lượng cơ giới thấp.
- Đất chua, Ph < 4 và đất phát triển trên đá vôi
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều (do Bo dễ bị rửa trôi)
- Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.
- Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.
- Nguyên tố Ca tương tác mạnh với Bo nên khi cây cần ít Bo thì cây đó cũng đang thiếu Ca, còn Kali thì ngược lại, khi bón nhiều Kali sẽ gây ức chế hút Bo và gây thiếu Bo của cây trồng. Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B4O27-, HBO32- và BO33-.
Thiếu Boron trên cây trồng
- Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc. Tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng.
- Triệu chứng thiếu Bo được thể hiện trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng, lá bị biến dạng. Có khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc thêm nhiều chồi bên. Xuất hiện vết rạn nứt trên thân và cuống cỏ.
- Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt.
- Gây rối loạn trong sự hình thành cơ quan sinh sản dẫn đến số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn, một số trường hợp không có túi phấn và nhụy, hoa không hình thành.
- Thiếu Bo làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém quả non dễ bị rụng. Rễ cây kém phát triển.
- Thiếu Bo làm làm đình trệ vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh trưởng, gây nên hiện tượng chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, quả non dễ bị rụng, rễ cây kém phát triển.
Thừa Boron dẫn đến ngộ độc ở cây trồng
- Hiện tượng ngộ độc Bo trên cây trồng có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn và vùng đất mặn. Lạm dụng, bón nhiều tro cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cây ở nhiều vùng.
- Giai đoạn đầu của ngộ độc Boron thường xuất hiện như một mũi vàng lá hoặc những vết lốm đốm. Trường hợp nặng, các đốm kẹo cao su xuất hiện trên bề mặt lá, các cành bị bệnh chết mầm. Tính nhạy cảm giữa gốc ghép và chồi có sự khác biệt, chanh là loại mẫn cảm nhất, tiếp theo là quýt, bưởi và cam.
- Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.
+ Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng.
+ Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông.
+ Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.
Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Boron
Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây.
Tác dụng của Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả
- Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón.
Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ.
- Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn.
+ Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha.
+ Đối với ngô: 4,7kg/ha.
+ Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.
Lưu ý:
+ Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ.
+ Hiện tượng ngộ độc Bo phổ biến ở xoài triệu chứng: các đốm sẫm màu trên rìa lá mà kết hợp thành khối, cuối cùng dẫn đến tình trạng hoại tử rìa lá ở nhiều trường hợp. Ngộ độc Bo thường xảy ra sau việc áp dụng các loại phân Bo quá mức, các triệu chứng có thể được thông qua việc lọc rửa vùng rễ, nâng cao pH đất bằng việc áp dụng vôi hoặc kích thích sự tăng trưởng thông qua việc áp dụng N; tuy nhiên những biện pháp này có thể có các liên quan đối với việc sản xuất cây trồng.
+ Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…
Nguồn: Internet