Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép

17:28 - 10/05/2024

Từ những loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, rau của qua, phân gia súc gia cầm… thay vì bỏ đi thì người nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tận dụng lại để làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng, giá tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk 'nóng' lên từng ngày
Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD
Huyện biên giới ở Lai Châu gặt “trái ngọt” nhờ xây dựng nông thôn mới
Giá cà phê tăng phiên thứ tư liên tiếp, xác lập kỷ lục mới tại Đắk Nông
FTA Việt Nam - Mercosur khởi động đàm phán: Kỳ vọng cho XK cá tra sang Brazil

Gia đình ông Nguyễn Văn Trực (trú tại tổ dân phố 8, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) có 1 sào trồng rau màu các loại. Sau mỗi vụ thu hoạch thì còn dư ra 2-3 tạ rau củ quả già hư hỏng nên ông Trực đành phải bỏ đi.

 
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép- Ảnh 1.

Trùn quế được các hộ dân ở huyện Phú Thiện nuôi để làm thức ăn trong hoạt động chăn nuôi

Năm 2023, sau khi tham gia các lớp tập huấn về nuôi sâu canxi và trùn quế do các cơ quan, ban, ngành tổ chức, gia đình ông đã xây dựng chuồng trại trên diện tích hơn 40m2 và được chia làm 6 ô vuông. Lượng rau củ quả dư thừa sau mỗi đợt thu hoạch được ông Trực sử dụng để nuôi sâu canxi, nuôi trùn quế. Sản phẩm thu được sẽ làm nguồn thức ăn cho 50 con gà chọi của gia đình ông.

"Từ khi triển khai mô hình nuôi sâu canxi, nuôi trùn quế hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Gà sau khi ăn sâu canxi và trùn quế nhanh lớn, tăng sức đề kháng, ít bệnh tật. Với cách làm này, mỗi tháng tôi tiết kiệm dược 50% chi phí thức ăn cho gà", ông Trực chia sẻ.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép- Ảnh 2.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép- Ảnh 3.

Sâu canxi được các hộ dân cho ăn bằng phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Cường (trú tại thôn Thanh Trang, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) sau khi tham gia lớp tập huấn như trên cũng đã thay đổi thói quen trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Cường cho biết, gia đình ông đang canh tác mô hình vườn – ao – chuồng trên diện tích 1 ha. Những năm trước, nguồn phân từ trâu, bò, gà, vịt được ông sử dụng để bón cho 2 sào trồng cỏ hoặc đổ trực tiếp xuống ao cá. Mỗi khi trời nắng, phân bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đời sống các hộ dân lân cận.

Do vậy, giữa năm 2023, ông đã thay đổi cách làm bằng việc làm chuồng để nuôi trùn quế. Bên cạnh đó, sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi loài động vật này.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép- Ảnh 4.

Anh Nguyễn Văn Trực cho đàn gà của gia đình ăn trùn quế và sâu canxi. Nhờ đó, đàn gà phát triển tốt, thịt chắc và thơm ngon.

"Với diện tích chuồng hơn 30 m2, mỗi đợt nuôi, tôi thu được hơn 200 kg trùn quế thương phẩm (mỗi năm nuôi 4-5 đợt). Từ đó, giảm đáng kể chi phí trong việc mua thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, gà, vịt và cá sau khi ăn trùn quế thì cho chất lượng thịt cao hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, môi trường lại không bị ảnh hưởng do lượng phân thải ra từ hoạt động chăn nuôi. Mô hình này rất đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên ai cũng có thể làm được", ông Cường chia sẻ.

Trong khi đó, chị Lê Thị Tuyết (trú tai thôn Nam Hà, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) cũng đã thực hiện thành công mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học sau khi tham gia lớp tập huấn do Hội Nông dân huyện tổ chức.

Chị Tuyết cho hay, trước đây, sau khi thu hoạch lúa, chị thường đốt hoặc bán rơm rạ, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Áp dụng được kiến thức đã học từ lớp tập huấn, chị tận dụng lượng rơm rạ sau thu hoạch lúa để ủ với chế phẩm sinh học E.M để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà.

"Trước đây, cứ hàng tuần tôi phải dọn chuồng gà 1 lần vì mùi hôi liên tục xuất hiện. Từ khi có đệm lót sinh học, chuồng gà rất sạch sẽ, gà sinh trưởng, phát triển rất tốt và ít dịch bệnh hơn trước. Chất lượng thịt gà thơm ngon hơn và được người tiêu dùng đánh giá cao. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại và sử dụng rơm để ủ với men sinh học làm đệm lót sinh học trong chăn gà", chị Tuyết bộc bạch.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho trùn quế, sâu can xi, nông dân Gia Lai thu lãi kép- Ảnh 5.

Nuôi gà trên đệm lót sinh học thân thiện với môi trường

Với hơn 13.000ha cây trồng các loại, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) là địa phương có nhiều điều kiện để triển khai hoạt động xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường; giảm thiểu các thói quen xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp lạc hậu của người dân và tạo môi trường sống xanh – sạch – đẹp.