PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG VÀ BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI TRÊN HỌ BẦU BÍ

PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG VÀ BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI TRÊN HỌ BẦU BÍ

10:02 - 22/06/2021

Trong giai đoạn này bệnh phấn trắng đang gây thiệt hại nặng cho các loại cây dây leo. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết bệnh và phòng trị bệnh đúng cách?

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung
Bị 'biển vây', xã đảo vẫn trồng khoai, gieo lúa nhờ đê ngăn mặn

Phân biệt bệnh phấn trắng với bệnh giả sương mai

Bệnh phấn trắng gây hại trên rất nhiều loại cây trồng, trong đó có họ bầu bí (dưa chuột, dưa lê, bí xanh, dưa hấu…). Vào vụ xuân hè ẩm ướt, bệnh càng lây lan nhanh.

Cách nhận biết cây bị bệnh phấn trắng khá dễ. Trên lá xuất hiện những lớp phấn màu trắng dày đồng nghĩa với việc cây đã bị bệnh.

Khi phát hiện cây bị bệnh phấn trắng, bà con cần lập tức thu gom những lá bị bệnh mang đi tiêu hủy. Sau đó, cần tạo cho vườn thông thoáng, đặc biệt khi trời mưa cần phải thoát nước nhanh, không gây đọng nước trong ruộng.

Bà con cũng cần phân biệt bệnh phấn trắng với giả sương mai. Cả hai bệnh này đều biểu hiện là có những nấm phấn trắng trên lá, tuy nhiên với bệnh phấn trắng thì những nấm trắng này xuất hiện mặt trên của lá, còn nếu những nấm trắng xuất hiện ở mặt dưới của lá thì đó là bệnh giả sương mai.

- Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra)

--->> Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.

Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, tuy nhiên điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.

--->> Bệnh giả sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra).

Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết. Khác với bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ. Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh.

Mặt dưới của lá bị nhiễm bệnh giả sương mai

Bệnh giả sương mai khi hại nặng sẽ tạo thành những đốm màu nâu hoặc màu đỏ.

Còn đối với bệnh phấn trắng, khi cây bị nặng lớp nấm chết đi sẽ làm hoại tử lá cây. 

Phân biệt bệnh sương mai và bệnh giả sương mai:

Bệnh sương mai hình thành những lớp phấn ở bên dưới những mặt lá, nhưng những lớp phấn này chỉ nằm gọn trong tiết diện của gân lá mà không lan ra ngoài như bệnh giả sương mai.

 

Biện pháp quản lý bệnh:

- Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom lại rồi mang đi tiêu hủy.

- Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.

- Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng.

- Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.

- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.
- Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời

- Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng.
- Mật độ bệnh thấp hoặc bà con muốn phun trị nhanh bệnh: sử dụng thuốc MOCABI NANO ELICITOR định kì 10-15 ngày/lần liều 30ml/16L, tác dụng trị bệnh kích kháng cây trồng, dùng chung với tất cả các loại thuốc trừ sâu trừ bệnh và phân bón khác

- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV sinh học nấm đối kháng khác để phun trừ khi bệnh nặng và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

+ SUPER MOCABI SL (thành phần gồm 2 chủng nấm cơ bản nấm Trichoderma, nấm đối kháng Chaetomiumcũng là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các chủng nấm gây bệnh khó diệt nhất với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Chaetomium có trong sản phẩm thích nghi tốt với mọi môi trường và nhiệt độ ( có thể hoạt động tốt trong môi trường 55 độ C), bảo quản bào tử lâu dài, và có khả năng sinh ra các chất có lợi cho chuyển hóa , kích kháng cây trồng.

 

Bổ sung một số thông tin về 2 chủng nấm Trichoderma và nấm đối kháng Chaetomium:

Nấm Trichoderma có khả năng tiết ra một số enzym như cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase giúp phân hủy mùn, vật chất hữu cơ trong đất, giải phóng thành chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ hấp thu nhất.

Ngoài khả năng ức chế và tiêu diệt các chủng nấm bệnh nêu trên. Nấm đối kháng Chaetomium còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và sự phát triển của cây trồng thông qua quá trình cải thiện chất lượng đất trồng. Cụ thể là trong quá trình sống trong đất Chaetomium có khả nảng sản sinh một lượng cơ chất ergosterol khá lớn. Cơ chất ergosterol này có khả năng cải tạo làm cho đất thêm màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của cây trồng.

Một cơ chế nữa cũng phải kể đến là hợp chất Chaetoglobosin C do Chaetomium globosum sản sinh ra có khả năng kích thích cây hình thành tính kháng bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho cây.

Nấm đối kháng Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tiết ra một số hợp chất kháng sinh có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Các hợp chất kháng sinh bao gồm:

– Chaetoglobusin C: có khả năng phá vở vỏ tế bào, ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum, Rhizoctonia,…

– Chaetoviridins A và B: ức chế và tiêu diệt một số nấm như Pythium ultimum, Pyricularia oryzae,…

– Rotiorinols: do nấm Cheatomium cupreum tạo ra. Có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn.

 

Nguồn: Internet