Phòng trừ bệnh thán thư hại dưa hấu

Phòng trừ bệnh thán thư hại dưa hấu

14:42 - 25/06/2021

Thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm cho cây dưa hấu. Nếu nông dân thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển.

  

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa.

Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất.

Bệnh thán thư trên dưa hấu. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng bệnh:

Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận bên trên mặt đất của dưa hấu. Trên lá, ban đầu vết bệnh là một đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lan rộng ra, tối màu dần và sau đó thành màu đen. Khi thời tiết ẩm thấp, ở giữa vết bệnh, các ổ bào tử nấm đôi khi có màu hồng hoặc màu cam, khi thời tiết khô thì chúng thường có màu xám.

Khi vết bệnh phát triển rộng, toàn lá sẽ thối đen và rụng. Bệnh cũng có thể lan sang cả thân và trái dưa. Trên thân, bệnh gây những tổn thương trên dây. Ở trái non, quả có thể bị rụng, trên trái lớn bệnh gây ra những vết hơi lõm vào và trên đó có thể xuất hiện những vòng tròn đồng tâm. Bệnh còn tiếp tục gây hại trái trong quá trình vận chuyển và cất trữ, làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển:

- Không vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, hoặc cỏ dại quanh vườn khi trồng.

- Trồng bằng giống nhiễm, với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, để vườn dưa quá rậm rạp.

- Lên luống thấp, thoát nước không tốt sau khi mưa hay tưới.

- Trong mùa mưa, thời tiết nóng và ẩm độ cao, ít nắng, nhiều mây là điều kiện để bệnh phát triển.

Các biện pháp phòng trừ cho hiệu quả cao:

Cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, cụ thể:

- Vệ sinh ruộng vườn, tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước.

- Sử dụng giống kháng bệnh.

- Trồng với mật độ thích hợp và xử lý cỏ dại để luôn tạo cho ruộng dưa được thông thoáng.

- Tưới tiêu nước hợp lý, không tưới thường xuyên để ruộng không bị ẩm thấp.

- Bón phân cân đối hợp lý, đầy đủ trung - vi lượng và không được dư đạm. Tăng cường phân hữu cơ vi sinh.(FULVIC HỮU CƠ ORGANIC EU)

- Khi điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển, và thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì cần sử dụng ngay DITACIN 8SL hoặc DITACIN 10WP để phòng trừ.

- Khi ruộng dưa hay vùng trồng dưa bị bệnh nặng, nên luân canh với cây trồng khác để cắt đứt nguồn bệnh.

- Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, cần hạn chế tạo vết thương cơ giới trên quả để tránh bệnh tiếp tục lây lan gây hại.

 

Nguồn: Internet