Bệnh mốc sương trên cây cà chua (Phytophthora)

Bệnh mốc sương trên cây cà chua (Phytophthora)

10:52 - 11/06/2021

Sương mai là bệnh gây hại phổ biến trên cây cà chua. Bệnh hại có thể làm giảm năng suất đến 40-70% bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất hoàn toàn. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời mang lại hiệu quả cao trong việc thâm canh cây cà chua.Tác nhân: do nấm Phytophthora infestans.

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung

Đặc điểm của nấm bệnh: 

- Nấm tồn tại dưới dạng sợi nấm và lây lan nhờ gió và nước.
- Ngoài cà chua, bệnh còn gây hại trên cây khoai tây nên còn gọi là bệnh mốc sương cà chua, khoai tây.

Điều kiện phát sinh và phát triển của nấm bệnh:
- Bệnh sương mai thích hợp với điều kiện thời tiết ẩm độ cao, trời âm u, có nhiều sương mù; nhiệt độ không khí thấp khoảng 18-22oC, trong đó có 1 khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp 12-15oC. 
- Ở nước ta bệnh có thể phát sinh quanh năm tuy nhiên vụ cà chua và khoai tây Đông Xuân có điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát sinh và gây hại hơn.

Triệu chứng bệnh:
- Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở mép lá, là những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương (phân sinh bào tử). Bệnh nhẹ lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô. 
- Trên thân: vết bệnh có dạng dài, màu nâu, hơi lõm vào vỏ thân.
- Trên quả: Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của quả, trên quả có những đốm màu xanh xám, có vẻ ướt; vết bệnh lớn dần, chuyển sang màu trắng đục sau đó chuyển sang màu nâu, hơi lõm; quả nhăn nheo, có viền rõ và bên trong có thể bị thối. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng.
Biện pháp phòng trừ:
- Trồng giống kháng bệnh hoặc nhiễm bệnh nhẹ.
- Không trồng luân canh với cây họ cà như cà chua, cà tím, ớt, khoai tây...
- Tăng cường bón kali cũng làm tăng khả năng chống chịu bệnh mốc sương.
- Ngắt bỏ và tiêu huỷ lá và quả bị bệnh để hạn chế bệnh lây lan. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn và tiêu huỷ tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
- Khi thấy điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát sinh như trời âm u, có nhiều sương mù, nhiệt độ không khí thấp; nên thăm ruộng thường xuyên để phát hiện, nếu thấy bệnh xuất hiện sử dụng thuốc để phun.

Dùng thuốc trừ bệnh sinh học BIONITE WP  hoặc chế phẩm đặc trị Extra Bacillus ( gồm tập hợp các chủng Bacillus mạnh nhất ) phun ướt toàn bộ các bộ phận của cây. Cách dùng: 10g/ 16L nước hoặc 50ml/16L để có hiệu quả tối ưu.

 

Nguồn: Internet