CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CHO LÚA HIỆU QUẢ, BẢO VỆ MÙA MÀNG

CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CHO LÚA HIỆU QUẢ, BẢO VỆ MÙA MÀNG

15:05 - 10/06/2021

Rầy nâu là loại sâ​u bệnh gây hại cho cây lúa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng lúa. Đây là đối tượng sâu bệnh mà bà con cần chủ động trong việc phòng trừ để đảm bảo năng suất mùa vụ. 

 

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung
Bị 'biển vây', xã đảo vẫn trồng khoai, gieo lúa nhờ đê ngăn mặn

Rầy nâu gây hại cho cây lúa như thế nào?

Rầy nâu thường tập tập trung thành từng đám ở thân cây lúa phía dưới khóm. Ban ngày rầy ít hoạt động trên lá lúa, về chiều tối bò lên thân cây và lá lúa. Khi bị đánh động thì lẩn trốn, hoặc bò sang cây khác. Lúa chín, phần thân lúa bị khô cứng thì rầy nâu tập trung ở những chỗ non, mềm của cuống bông để hút nhựa.  

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cây lúa, rầy nâu cũng là đối tượng khá nguy hiểm cho cây lúa. Ví dụ như thời kỳ đẻ nhánh, lúa bị rầy nâu gây hại; nếu nhẹ sẽ hình thành các vết màu nâu đậm; nếu nặng sẽ khiến cho cây còi cọc, khô vàng và chết. Trong thời kỳ làm đòng, nếu lúa bị rầy nâu gây hại nặng sẽ khiến cây bị khô héo; hạt lúa lép đen một phần hoặc toàn phần.  

Không chỉ có vậy, khi lúa bị rầy nâu gây hại sẽ trở nên yếu ớt hơn, tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập và phát triển; có thể khiến cây lúa bị thối nhũn, đổ rạp.v.v. và có nguy cơ dịch bệnh lan nhanh ra cả ruộng, thậm chí cả cánh đồng nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời. 

Một năm phát sinh từ 6 - 7 lứa, trong đó có hai lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ đó là lứa rầy phá hại vào tháng 4 - 5 với lúa vụ xuân và tháng 8 - 9 với lúa vụ mùa.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa

Để phòng chống rầy nâu xuất hiện và phát triển, bà con nông dân nên áp dụng một số biện pháp như: 

  • Lựa chọn một số loại giống kháng rầy.
  • Thực hiện vệ sinh đồng ruộng trước và trong khi canh tác, cấy/sạ lúa thưa, bón phân theo tỷ lệ phù hợp, cân đối… 
  • Ngoài ra, để hoạt động phòng chống rầy nâu thêm hiệu quả, bà con nông dân cần chú ý đến việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các thiên địch. Các thiên địch này sẽ giúp triệt hại rầy nâu thay vì dùng thuốc hóa học nhất là trong giai đoạn đầu phát triển của cây lúa.

Diệt trừ rầy nâu hại lúa hiệu quả

Khi mật độ rầy nâu đạt ngưỡng theo khuyến cáo (khoảng hơn 1.500 con/m2) thì bà con cần dùng thuốc đặc hiệu để phun diệt trừ. Khi phun thuốc cần lưu ý một số điều sau để tăng tính hiệu quả:

  • Phun đúng loại thuốc diệt trừ rầy nâu. Bà con nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Một số loại thuốc diệt trừ rầy nâu được khuyến cáo: thuốc có chứa hoạt chất như Buprofezin sử dụng cho giai đoạn rầy non mới nở, rầy tuổi nhỏ; Hoạt chất: Emamectin benzoate có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh, khóa chặt cơ quan thụ cảm Glutamate (GABA) và mở kênh Chloride. Từ đó, các ion Cl- sẽ đi vào tế bào ngăn cản quá trình trao đổi điện tích ở hệ thần kinh khiến cho côn trùng bị tê liệt ngừng ăn ngừng đẻ trứng rồi chết, hoạt chất này có trong sản phẩm BAFURIT 5WG, AZABA 0.8ECHoạt chất Thiamethoxam sử dụng phun ở thời kỳ sau trổ, khi rầy phát sinh mật độ cao, rầy non và rầy trưởng thành nhiều; Hoạt chất Thiamethoxam sử dụng phun ở thời kỳ sau trổ, khi rầy phát sinh mật độ cao, rầy non và rầy trưởng thành nhiều. 
  • Nên phun đúng liều lượng. Ngoài việc pha thuốc đúng nồng độ, thì còn cần phun đủ số lần cần thiết. Chẳng hạn như trong trường hợp mật độ cao cần phun 2 lần cách nhau khoảng từ 5 - 7 ngày.
  • Phun đúng thời điểm khi mới phát hiện dấu hiệu rầy nâu sẽ cho hiệu quả tốt. Nên phun vào tầm chiều tối/tối vì khi đó rầy nâu bò lên thân và cây lúa, rầy sẽ dễ dàng tiếp xúc với thuốc và bị tiêu diệt hơn. 
  • Phun đúng cách. Rầy nâu không chỉ bám trên lá mà phần lớn bám và lẩn khuất trên thân cây lúa. Chính vì vậy, khi đi phun theo cách thủ công muốn hiệu quả thì cần phải rẽ lúa thành các khóm để phun, nhất là trong giai đoạn lúa trổ bông, để tăng tính hiệu quả và tránh nát lúa. Nhưng để làm như vậy khá vất vả, đặc biệt là với diện tích lúa lớn. Để tăng hiệu quả phòng trừ rầy nâu cũng như tăng hiệu suất công việc thì việc áp dụng máy bay phun thuốc là một giải pháp tối ưu. 

 

Nguồn: Internet