Tắc không hạt mọng nước, mang nhiều triển vọng mới cho nhà vườn

Tắc không hạt mọng nước, mang nhiều triển vọng mới cho nhà vườn

13:08 - 02/02/2023

BẾN TRE Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bắt đầu lựa chọn cây tắc không hạt, mọng nước, đầu ra ổn định để phát triển, mang lại nhiều triển vọng mới.

Thời gian qua, trên thị trường bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều cây ăn trái không hạt mang lại thu nhập khá cao cho bà con nông dân. Có thể kể đến như: na, bơ, ổi, chanh, dưa hấu, cam, bưởi da xanh và gần đây nhất là vải không hạt… Nhiều loại trong số này có tiềm năng xuất khẩu lớn, từ đó lợi nhuận từ việc trồng cây ăn trái của bà con nông dân gia tăng đáng kể.

Tại “thủ phủ cây giống” ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, thời gian qua cũng xuất hiện nhiều giống cây đầu dòng mới lạ, cho năng suất cao. Mới đây ngày 30/11/2022, cây tắc không hạt của gia đình ông Trần Thuận Khanh ở ấp Sơn Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách đã được Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre công nhận là cây đầu dòng, làm cơ sở nhân rộng và phát triển loại cây ăn trái giá trị cao này.

Cây tắc không hạt đã được Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre công nhận là cây đầu dòng, làm cơ sở nhân rộng và phát triển loại cây ăn trái giá trị cao này. Ảnh: Kim Anh.

Cây tắc không hạt đã được Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre công nhận là cây đầu dòng, làm cơ sở nhân rộng và phát triển loại cây ăn trái giá trị cao này. Ảnh: Kim Anh.

Nhu cầu thị trường cao, đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, lại ít sâu bệnh, đầu ra lại tương đối ổn định đã giúp cho cây tắc được xem là một trong những cây trồng có múi tiềm năng được nhiều bà con nông dân lựa chọn. Anh Khanh chia sẻ, tắc không hạt là loại cây đột biến, sau 3 năm nhân giống trồng thử nghiệm, nhận thấy cây phát triển tốt, giữ được các đặc tính vốn có của cây tắc. Đặc biệt là trái không có hạt, nước nhiều, nên thị trường rất ưa chuộng.

Hiện nay, anh Khanh đã và đang tiến hành nhân giống cây tắc không hạt, với số lượng từ 10.000 – 20.000 cây tắc để chuyển giao cho một số bà con nông dân trên địa bàn xã Long Thới, huyện Chợ Lách trồng. Bước sang năm 2023, dự kiến những cây tắc không hạt trồng thử nghiệm đầu tiên sẽ cho trái, anh Khanh sẽ thực hiện bao tiêu sản phẩm trái cho bà con nông dân.

Ông Trần Thuận Khanh ở ấp Sơn Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ chủ nhân của cây đầu dòng tắc không hạt đánh giá, đây là loại cây dễ trồng, đầu ra ổn định, nhiều tiềm năng. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Thuận Khanh ở ấp Sơn Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ chủ nhân của cây đầu dòng tắc không hạt đánh giá, đây là loại cây dễ trồng, đầu ra ổn định, nhiều tiềm năng. Ảnh: Kim Anh.

 

So với cây tắc truyền thống, tắc không hạt có thời gian sinh trưởng ngắn, trong vòng 3 tháng có thể cho trái, độ chua và độ đồng trái tương đương. Nhưng tắc không hạt mọng nước, năng suất có phần cao hơn tắc truyền thống. Đặc biệt sẽ giúp cho người tiêu dùng cũng như các cơ sở chế biến tiết kiệm thời gian vì không cần tách bỏ hạt. Hơn nữa tắc không hạt có thể chế biến nguyên trái để làm mứt, ngâm tắc muối.

Chia sẻ về dự định phát triển cây tắc không hạt trong năm 2023, anh Khanh cho biết, sẽ hợp tác với các siêu thị để đưa sản phẩm trái tắc không hạt vào hệ thống chuỗi cung ứng. Theo hình thức đóng túi, mỗi túi một ký, để khách hàng tiện lợi khi sử dụng.

Hiện nay, cây tắc không hạt đã được cung cấp cho hơn 50 bà con xã viên HTX nông nghiệp Long Thới ở ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách trồng với số lượng mỗi vườn trên 1.000 cây. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, cây tắc không hạt đã được cung cấp cho hơn 50 bà con xã viên HTX nông nghiệp Long Thới ở ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách trồng với số lượng mỗi vườn trên 1.000 cây. Ảnh: Kim Anh.

Nhận định về tiềm năng phát triển, anh Khanh cho rằng, trên thị trường chưa có giống tắc không hạt này. Hiện nay, cây tắc không hạt đã được cung cấp cho hơn 50 bà con xã viên HTX nông nghiệp Long Thới ở ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách trồng với số lượng mỗi vườn trên 1.000 cây. Giá mỗi cây tắc không hạt là 100.000 đồng/cây. Như vậy, anh Khanh có thể đảm bảo sản lượng tắc không hạt cung ứng cho thị trường mỗi ngày lên đến 1 tấn trái.

Theo Giấy công nhận cây đầu dòng, tắc không hạt có tên khoa học là Citrus Microcarpa. Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác trong năm 2022 là 400 mắt ghép/cây/năm. Những năm về sau số lượng vật liệu nhân giống khai thác tối đa trong một năm tăng lên 500 mắt ghép/cây.

 

 

Nguồn: Internet