Tiền Giang ra đề án tạo cú hích mới cho 'tam nông'

Tiền Giang ra đề án tạo cú hích mới cho 'tam nông'

10:25 - 28/01/2023

Để tạo cú hích phát triển tam nông' trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt 'Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030'.

 

Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung
Bị 'biển vây', xã đảo vẫn trồng khoai, gieo lúa nhờ đê ngăn mặn
Nhiều hồ thủy lợi báo động nguồn nước

Những đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua giúp Tiền Giang có nhiều kinh nghiệm thay đổi mô hình phát triển. Nông nghiệp giờ đây là liên kết, là thu hút doanh nghiệp đầu tư nâng cao chuỗi giá trị, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển bền vững, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình…

Xây dựng chuỗi giá trị nhiều ngành hàng, mặt hàng

Tiền Giang đã có Đề án 'Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiền Giang đã có Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo chuỗi giá trị ngành hàng, ngành nông nghiệp tỉnh đã chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu, sản xuất hàng hóa có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Đối với ngành hàng lúa gạo, diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía tây của tỉnh có diện tích khoảng 21.000ha, chiếm 39,7% diện tích trồng lúa của tỉnh, sản lượng trên 500 ngàn tấn/năm, chiếm 59,8% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh (tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy). Cơ cấu giống chủ yếu là những giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, OM 380, IR 4625…

Phát triển vùng nuôi cá tra, tỉnh tập trung ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy với diện tích thả nuôi 110ha, sản lượng nuôi đạt 32 ngàn tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Cây ăn trái toàn tỉnh Tiền Giang có gần 83 ngàn ha, trong đó cây sầu riêng được địa phương chú trọng và thực hiện cụ thể qua Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng vùng Đề án đạt 17.390ha, chiếm 89,6% diện tích sầu riêng toàn tỉnh, cho sản lượng trên 355,9 ngàn tấn/năm. Tiền Giang đã xây dựng, cấp mã số cho 4 vùng trồng sầu riêng.

Bên cạnh trái sầu riêng, tỉnh tập trung phát triển xoài cát Hòa Lộc nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Diện tích xoài cát Hòa Lộc hiện có trên 484ha, năng suất 21,6 tấn/ha, sản lượng trên 9,95 ngàn tấn, tập trung nhiều nhất tại huyện Cái Bè. Tỉnh đang thực hiện Dự án chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Tiền Giang luôn xác định phát triển 'tam nông' là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiền Giang luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Ngoài ra, Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1”. Đến cuối năm 2022, toàn vùng Đề án đã thực hiện chuyển đổi 2.926ha, đạt 129,96% so với mục tiêu đến năm 2025; trong đó, chuyển sang cây màu 368ha, chuyển sang cây ăn trái 2.297ha và nuôi trồng thủy sản 261ha.

Động lực từ Nghị quyết 26 về "tam nông"

Nhìn một cách tổng thể, những dấu mốc vừa qua của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang không chỉ phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng, mà còn cho thấy kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Tiền Giang đã tập trung thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng chính là một trong những nội dung cốt lõi để Tiền Giang triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26).

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, tỉnh luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Tiền Giang đã gặt hái rất nhiều thành công, tạo động lực rất lớn để vươn lên cùng cả nước.

Tiền Giang xác định giai đoạn 2022 - 2025 phát triển diện tích cây ăn trái khoảng 88.600ha, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiền Giang xác định giai đoạn 2022 - 2025 phát triển diện tích cây ăn trái khoảng 88.600ha, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có những chuyển dịch đáng kể, có bước phát triển khá và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cây ăn trái, gia cầm, bước đầu hình thành nhiều mô hình sản xuất chuyên canh, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Các ngành hàng chủ lực từng vùng bước đầu đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, dần đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước…

Để tạo cú hích phát triển “tam nông” trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt “Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”. Theo đó, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3 - 3,5%/năm, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29,7% GRDP của tỉnh vào năm 2025 và GRDP của tỉnh vào năm 2030 đạt từ 12,5 - 14,5%.

Tiền Giang đặt mục tiêu thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2025 tăng 1,6 - 1,8 lần so với cuối năm 2020 và năm 2030 tăng khoảng 1,6 lần so với năm 2025. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn dưới 1% vào năm 2025, đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8/8 huyện đạt nông thôn mới và 3/3 đô thị (thành phố, thị xã) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…

 

 

Nguồn: Internet