Tiếp cận chuỗi nông nghiệp thông minh: thời cơ và thách thức

Tiếp cận chuỗi nông nghiệp thông minh: thời cơ và thách thức

10:29 - 02/02/2023

Việc xác định thách thức sẽ giúp nền nông nghiệp tìm kiếm những ứng dụng phù hợp để xây dựng chuỗi nông nghiệp thông minh.

 
 
Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung
Bị 'biển vây', xã đảo vẫn trồng khoai, gieo lúa nhờ đê ngăn mặn
Nhiều hồ thủy lợi báo động nguồn nước

Xây dựng nền tảng kinh doanh nông nghiệp

Tại Hội thảo Xây dựng chuỗi nông nghiệp thông minh “Từ nông trại đến bàn ăn” vừa qua, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh hai yếu tố thời cơ và thách thức. Theo đó, trong chuỗi nông nghiệp thông minh xác định nông dân và cộng đồng doanh nghiệp là những đối tượng trực tiếp.

Việt Nam có hạn chế về diện tích đất nông nghiệp, quy mô nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, vì vậy theo Bộ trưởng, thách thức nằm ở chỗ làm thế nào để chuỗi nông nghiệp thông minh đi vào thực trạng này. Việc xác định những thách thức cũng sẽ giúp nền nông nghiệp tìm kiếm những ứng dụng phù hợp để xây dựng chuỗi nông nghiệp thông minh.

“Dù nền nông nghiệp đang phát triển cao với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới, song ở phổ rộng hơn, với diễn biến của một thế giới VUCA (biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ), vẫn còn tràn ngập những khó khăn và bất ổn ở phía trước”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết.

Với những thách thức này, Bộ NN-PTNT cũng đang xây dựng chiến lược hợp tác đối ngoại nhằm kêu gọi, tận dụng nguồn lực tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng như tri thức từ khắp thế giới đồng hành để cùng thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam.

Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng, GS.TS Nguyễn Duy Luận - CEO Công ty UziP (Mỹ) cho rằng điều quan trọng là “bước kế tiếp chúng ta cần làm gì” để mang lại kết quả thực tiễn cho đời sống người nông dân và phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Duy Luận - CEO Công ty UziP (Mỹ) đề xuất xây dựng nền tảng và trung tâm kinh doanh nông nghiệp - AgriDAO và AgriHub để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp Việt Nam. 

GS.TS Nguyễn Duy Luận - CEO Công ty UziP (Mỹ) đề xuất xây dựng nền tảng và trung tâm kinh doanh nông nghiệp - AgriDAO và AgriHub để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp Việt Nam. 

Theo ông Luận, đầu tư vào nông nghiệp 4.0 (AGTECH) đang thay đổi dần chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Công nghệ chuỗi-khối (blockchain), internet vạn vật (IoT) và trí thông minh nhân tạo (AI) là những lĩnh vực được nghiên cứu sâu rộng trên thế giới mà Việt Nam cần liên kết để áp dụng phù hợp vào nền nông nghiệp nước nhà. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp mang đến mô hình kinh doanh bình đẳng cho nền nông nghiệp Việt Nam và chuỗi nông nghiệp thế giới, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, góp phần giải quyết vấn nạn thiếu lương thực trên thế giới.

 

GS.TS Nguyễn Duy Luận đề xuất xây dựng một nền tảng và trung tâm kinh doanh nông nghiệp - AgriDAO và AgriHub để tạo điều kiện ứng dụng một cách phù hợp những công nghệ mới, giải pháp tiên tiến của thế giới vào sản xuất nông nghiệp, chuỗi nguyên liệu đầu vào và chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam. Chuyên gia Công ty UZiP cũng kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, hội đoàn, viện trường... cùng xây dựng một hệ sinh thái của nền tảng này.

Các chương trình hỗ trợ tài chính

Để xây dựng chuỗi nông nghiệp thông minh, vấn đề tài chính đóng vai trò quyết định bên cạnh các trụ cột tri thức và chính sách. Ngoài những thách thức, nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng. Chia sẻ từ góc nhìn của ngành ngân hàng, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng HDBank đưa một số thông tin, giải pháp tài chính cho nông nghiệp Việt Nam.

Theo đó, ông Phương cho rằng có bốn yếu tố cần quan tâm trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp nông nghiệp đó là cấu trúc tài chính lành mạnh của doanh nghiệp (cân đối tài chính, đòn cân nợ, vòng quay vốn); tăng trưởng tốt; bảo đảm các tiêu chí môi trường - xã hội (E&S) và khả năng thanh toán xuyên biên giới.

Các tổ chức, định chế tài chính đang rất sẵn sàng cho các thị trường phát triển như Việt Nam. 

Các tổ chức, định chế tài chính đang rất sẵn sàng cho các thị trường phát triển như Việt Nam. 

Trên cơ sở cung cấp giải pháp tài chính cho nông nghiệp, HDBank đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác chiến lược với IFC (tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi) của Ngân hàng Thế giới nhằm thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tài trợ chuỗi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hợp tác này được kỳ vọng sẽ giúp HDBank xây dựng danh mục tài trợ chuỗi cung ứng lên tới 1 tỷ USD trong 3 năm tới.

“Vấn đề của chúng tôi và IFC là cần tìm những doanh nghiệp này càng sớm càng tốt”, ông Phương thông tin.

Ông Phương cũng thông tin về 3 chương trình chiến lược của HDBank để đồng hành với sự phát triển nông nghiệp bền vũng gồm chương trình vay vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; chương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có khoản vay cho doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc phụ nữ làm cổ đông chính với lãi suất giảm 2% và tài trợ theo chuỗi hệ sinh thái nông nghiệp, như vậy các công ty lớn có thể bỏ ít tiền hơn cho các nhà cung cấp, phân phối nhờ nguồn tiền hỗ trợ của ngân hàng.

Liên quan đến huy động và vận dụng nguồn tài chính để xây dựng chuỗi thực phẩm nông nghiệp Việt Nam thông minh hiệu quả, bền vững, ông Phương cho biết các tổ chức định chế tài chính đang rất sẵn sàng cho các thị trường phát triển như Việt Nam.

“Vấn đề ở đây không nằm ở nguồn tài chính sẵn sàng cho cho các dự án kinh doanh nông nghiệp mà nó nằm ở chỗ dự án đó có tính bền vững đáp ứng được yêu cầu quốc tế hay không. Nếu dự án tốt về mặt kỹ thuật và khả thi về mặt tài chính, tức là có khả năng thu hồi vốn đề trả nợ tín dụng thì không khó để tìm được nguồn vốn”, ông Phương cho biết.

 

Nguồn: Internet